Chuyện tình đẹp khó tin (7): "Nàng vọng phu” chờ chồng sau 4 lần nhận giấy báo tử

Cứ mỗi lần nhận giấy bảo tử của chồng tôi lại ngất lịm, lòng đau quằn quại, mọi thứ lúc đó như sụp đổ.Với tôi cảm giác nhận tin chồng hy sinh không khác gì biết tin mình mắc bệnh hiểm nghèo”. Đó là lời kể của bà Nguyễn Thị Thất (84 tuổi, Khương Trung, Đống Đa, Hà Nội). Người đàn bà ấy đã một lòng một dạ đợi chồng, là ông Đỗ Trọng Khoan, nguyên đại biểu Quốc hội dù 4 lần nhận giấy báo tử.

Chồng về tưởng ma

Năm nay, ông Khoan và bà Thất đã bước qua cái tuổi cổ thập lai hy, khuôn mặt đã hằn sâu những vết tích của năm tháng, mái đầu trắng như cước, duy chỉ có đôi mắt còn tinh anh lắm. Hai ông bà vẫn chưa cần đến sự trợ giúp của đôi kính. Có điều, không được như ông Khoan, sức khỏe của bà Thất kém hơn, đôi tai đã nặng không còn nghe rõ đối phương nói gì. Để trò chuyện, tôi phải ghé sát vào tai, tăng âm lượng bà mới hiểu.

Gợi về chuyện cũ, bà Thất cười nhưng vẫn pha chút gì đó chua xót, đau đớn. Qúa khứ của người vợ tưởng chiến tranh đã vĩnh viễn cướp đi người chồng gánh chịu nhiều nỗi đau.

Bà Thất sinh ra và lớn lên ở Quốc Oai, Hà Nội, thời chiến tranh loạn lạc cả gia đình phải sơ tán lên vùng Yên Thế, Bắc Giang. Từ năm 16 tuổi, ông Ngoạn đã tham gia hoạt động Cách mạng ở quê nhà Sơn Đông, Bắc Giang. Ngày đó, bà Thất là bạn thân của em gái ông. Vốn là cô gái sở hữu ngoại hình nết na, hiền lành lại thường xuyên lui tới nhà nên các thành viên trong gia đình ông đều rất yêu quý. Dù đi xa nhà nhưng lần nào về cũng thấy hình ảnh người con gái thùy mị, chịu khó, ông đem lòng yêu quý lúc nào không hay.

Ông Ngoạn đâu biết rằng, bà Thất cũng đem lòng thầm thương trộm nhớ mình từ lâu mà phận con gái không dám bày tỏ. Và rồi, tình yêu đã nảy nở, kết nối hai trái tim đang thổn thức. Năm 1955, ông bà nên nghĩa vợ chồng trước sự chứng kiến, chúc phúc của bà con hai họ.

Kết hôn chưa được bao lâu, ông Ngoạn phải chuyển công tác xuống Hà Nội. Thương chồng, bà bàn bạc với ông chuyển nhà để tiện chăm sóc. Bà Thất xin vào xí nghiệp làm lính quân nhu, công nhân chuyên sản xuất những vật dụng thiết yếu cho bộ đội. Ông Khoan nhớ lại: “Lúc đó cả gia đình tôi ở nhờ nhà anh bạn, mọi thứ khó khăn lắm, sân lún nhà dột. Dù cuộc sống gian truân nhưng bà ấy không than nửa lời mà luôn động viên chồng nỗ lực vượt qua”.

Năm1967, ông Ngoạn vào chiến trường Quảng Trị. Ngày ông đi, bà dặn chồng yên tâm chiến đấu, ở nhà mẹ già, con nhỏ mình sẽ lo chu toàn. Hằn sâu trong tâm khảm bà không muốn chồng đi bởi chiến tranh chẳng ai biết được điều gì, nó có thể cướp đi bố của 4 đứa con bà bất cứ lúc nào.

 Ông Đô Trọng Khoan và bà Nguyễn Thị Thất. Ảnh: Ngọc Thi

Ông Đô Trọng Khoan và bà Nguyễn Thị Thất. Ảnh: Ngọc Thi

Từ ngày ông Ngoạn đi bà không nhận được một lá thư, ông Ngoạn chọn phương án bạch vô âm tín. Ông bảo: “Chiến tranh tàn khốc, trước lúc ra đi mình luôn bị tâm thế sẽ hy sinh bất cứ lúc nào nên không viết thư về nhà. Tôi sợ một ngày nhận tin chồng mất, vợ con nhìn những bức thư đó sẽ buồn hơn”.

Phần bà, ở nhà vừa chăm mẹ già hơn trăm tuổi và đàn con thơ. Năm 1968, lúc đó bà Thất đang về thăm quê Bắc Giang thì nhận được giấy báo chồng mình hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở chiến trường. Nói đến đoạn này giọng bà nghẹt lại: “ Nghe tin chồng mất tôi đau đớn trong im lặng, mọi thứ xung quanh chao đảo, tôi ngất lịm”.

Nếu không có những đứa con thơ có lẽ bà Thất không thể đứng lên từ nỗi đau. Nhìn đàn con nheo nhóc, bà cố gắng gượng dậy để sống. Hơn hết, bà hiểu rõ những đứa trẻ mất cha là một nỗi đau lớn. Nuốt nước mắt vào trong, bà quay lại công việc như thường ngày. Ít ai biết được rằng người đàn bà với vỏ bọc mạnh mẽ ấy khóc thầm bao đêm dài vò võ.

Nỗi đau đã nguôi ngoai, một buổi chiều năm 1968, lúc đang làm việc ở xí nghiệp thì bảo vệ và hai anh bộ đội đến bên bà. “Chị có phải là Thất vợ anh Ngoạn không? đây là ba lô anh ấy, anh đã vĩnh viễn ra đi rồi chị ạ!”, đó là lời của hai anh bộ đội được cấp trên cử xuống báo tin. Một lần nữa trái tim người phụ nữ lại rỉ máu, đôi vai run lên bần bật bởi tiếng khóc. Lần nữa, gạt nỗi đau sang một bên bà lập thêm chiếc bàn thờ hương khói cho chồng.

Không nhớ chính xác, chỉ biết rằng một khoảng thời gian ngắn tiếp đó gia đình bà liên tiếp nhận được 2 lần nữa thư báo tử báo tin ông Ngoạn đã dũng cảm hy sinh vì tổ quốc. Cuối thư còn ghi rõ “giấy báo tử sẽ về sau”. Thấy chuyện lạ, bà nuôi hy vọng chồng vẫn còn sống chờ ngày trở về với bà.

Sau chiến tranh Mậu Thân năm 1968, ông Ngoạn bị thương nặng nên chuyển công tác ra Bắc. Ngày trở về ông chỉ mong xe chạy thật nhanh để gặp vợ, gặp con. Lúc ông về đến nhà trời đã nhã nhem tối, bước vào cửa thì vợ hét lên : “ U ơi! Có ma, có ma u ơi”!. Trong tiếng hét của bà, bà con hàng xóm chạy tới cầm tay ông thì được biết ông Ngoạn từ cõi chết trở về.

Vẫn son sắt như thủa đôi mươi

Nay đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng tình yêu của đôi vợ chồng sống thọ vẫn còn son sắt như đôi uyên ương mới cưới khiến nhiều người chứng kiến phải trầm trồ. Sống với nhau mấy mươi năm nhưng họ chưa bao giờ to tiếng, nhìn hai ông bà lúc nào cũng âu yếm, yêu thương, chăm sóc lần nhau.

Khi nghe người vợ kể lại về chuyện nhận 4 lần giấy báo tử, ông Ngoạn giải thích, trong trận đánh Mậu Thân 1968 cả tiểu đoàn bị xóa sổ. Khi đánh thắng trận là chúng tôi hành quân tiếp chứ không trở về đơn vị cũ, có lẽ trong những trận đánh ác liệt ấy ban chỉ huy nghĩ ông về với đất mẹ nên gửi giấy báo tử về cho gia đình.

Ngày trở về nhìn thấy các con khôn lớn, ngoan hiền ông Ngoạn càng cảm phục nỗ lực của người vợ. Gia đình ông được đoàn tụ như câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Họ hàng đến chúc mừng, khen gợi sự chung thuỷ của bà Thất.

 Tuổi đã cao nhưng tình cảm của ông bà vẫn mặn mà như thủa đôi mươi mới yêu. (ảnh nhân vật cung cấp).

Tuổi đã cao nhưng tình cảm của ông bà vẫn mặn mà như thủa đôi mươi mới yêu. (ảnh nhân vật cung cấp).

Đất nước hòa bình, ông Ngoạn lại tiếp tục tham gia công tác khác nhau. Khóa trước ông được người dân tin tưởng giao trọng trách là Đại biểu Quốc hội. Bà Thất thương chồng lớn tuổi nên ông nghỉ để giữ gìn sức khỏe. Hiện, ông đã nghỉ hưu.

Trước đây, những đêm ông thức làm việc, bà cũng thức cùng để pha sữa, pha trà. Bà đảm dang quán xuyến việc nhà, ông cho ông động tay động chân. Bà bảo: “Ông phục vụ đất nước, còn tôi phục vụ ông”. Những lúc như vậy, ông Ngoạn chỉ biết nở nụ cười hiền, ông hiểu rõ bà là người hy sinh cho gia đình rất nhiều, nhìn 4 đứa con trưởng thành nhờ bàn tay bà nuôi nấng khiến ông càng tự hào.

Hằng ngày, vào mỗi buổi chiều muộn, ông bà cùng nhau đi bộ quanh xóm tập thể dục, rèn luyện sức khỏe. Tuổi đã cao nhưng tình cảm của họ vẫn mặn nồng.Hơn nữa thế kỷ trôi qua, họ vẫn yêu thương, chăm sóc nhau với một tình yêu bình dị. Hương tình của hai bô lão sẽ trở thành biểu tượng của tình yêu bền vững, sắc son để giới trẻ noi theo.

Ngọc Thi/Báo Gia đình & Xã hội

.

Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét