Gia đình không êm ấm
Nghe bà hàng xóm đùa rằng "nhà có cô gái ế, sao chẳng gả chồng đi để mà có cháu bế bồng" - thì bà Chước bỗng giật mình: Con gái bà đã hơn 30 tuổi, đẹp gái, giỏi làm kinh tế... nhưng tới giờ vẫn chưa lấy được chồng.
Từ khi sinh con tới giờ bà luôn hết lòng tận tụy cho tổ ấm. Người mẹ nào cũng vất vả khi con ở tuổi bú mớm, bỉm sữa, nên cả thời tuổi trẻ bà vừa đi làm, vừa bận mọn con cái.
Suốt ngày bà bận rộn, lo toan để chồng an tâm chu toàn việc nước và kiếm tiền nuôi gia đình. Mỗi tháng chồng đưa gọn gàng khoản lương, rồi vắng nhà tối ngày. Bỏ mặc toàn bộ việc nhà cho vợ. Đứa con thứ nhất, rồi đứa con thứ hai ra đời. Thời con tuổi sài đẹn, tháng nào cũng ốm, cũng ho, cũng phải ra vào viện suốt.
Khi con còn nhỏ, mỗi khi ốm đau sài đẹn chỉ có mình mẹ chăm. Ảnh minh họa.
Bà cứ tưởng chồng bận rộn lo vun vén cho gia đình, nên không chăm lo cho mẹ con bà được đầy đủ, cũng không quan tâm chia sẻ được nhiều việc nhà, việc nuôi dạy con với bà, nên càng cố gồng mình đầu tắt mặt tối chăm lo hai con chu toàn.
Nhưng rồi bà phát hiện ông ngày càng đi biền biệt, về nhà sặc hơi men, khiến bà chăm lo cái tổ ấm một mình nhiều khi quá mệt mỏi. Bà đã trách móc, giận hờn, cãi vã và cả mâu thuẫn mong ông đỡ đần việc nhà. Nhưng mỗi lần cãi vã chồng bà càng tệ hơn, về muộn không thèm báo cơm, nếu có nhà thì gác chân lên bàn xem tivi, không bao giờ có ý thức giúp đỡ vợ dạy con, hay làm việc nhà.
Đỉnh điểm là khi con gái học thi lên cấp 3, rồi thi đại học, chồng dứt khoát không chi tiền cho con vào lò luyện thi, trong khi con hổng kiến thức, học trên lớp mà kêu chẳng hiểu gì. Bà nghĩ, không cho con đi luyện thi thì chỉ có trượt đại học. Thế là bà lo nguyên phần lương chồng đưa để cho con luyện thi 2 năm trời, còn ăn uống, mua sắm thì… thắt chặt chi tiêu.
Rồi bà đón tin vui con gái đỗ vào trường đại học tốp đầu, nhưng đổi lại vợ chồng đã ly thân, không thèm trò chuyện với bà ở nhà vì "tội" không nghe lời chồng.
Lo cho con lớn xong, bà tiếp tục lo toan cho con trai nhỏ. “Đầu xuôi đuôi lọt”, ơn trời phật, hai con bà đều học hành giỏi giang khiến bà nở mày nở mặt với mọi người.
Ảnh minh họa.
Chăm cây không được hái quả
Những tưởng chăm cây sẽ tới ngày hái quả, nghĩa là bà nuôi dạy con khi con lớn bà sẽ an nhàn, thanh thản với con yêu. Nào ngờ sau khi con gái đỗ đại học, thì người chồng vô trách nhiệm với gia đình bỗng… sợ mất con, trở về cưng chiều con cái như công chúa, hoàng tử. Con đòi gì, muốn gì cũng đáp ứng.
Qua con bà mới biết từ lâu chồng đã có tài sản, nhà đất riêng. Rồi sổ hộ khẩu, giấy khai sinh bản chính của các con bà cất trong bao hồ sơ, nhưng cứ biến mất khi con cần. Mới đây con cần gấp giấy khai sinh thì bản chính mất, bản sao sai giới tính… chồng bà mới vội đưa cho con một bản sao khai sinh có từ năm con bà mới sinh ra – bản khai sinh ấy do ông ngoại nó khai, bà cất giữ lâu nay nhưng giờ trong tay chồng. Con gái ngỡ bố nó giữ gìn giấy tờ cho nó, có biết đâu bao năm nay bà cất giữ, ba nó chỉ “lấy” trong túi hồ sơ gia đình ra cất đi vài năm nay.
Lòng người khó lường. Khi con qua thời sài đẹn, bỉm sữa ông dùng tiền bạc, tính toán để chuộc lại tình cảm cha con, đoạt mất “tài sản quý giá của bà”. Từ ngày chồng quan tâm con cái, những đứa con yêu bà dày công rèn giũa công dung ngôn hạnh từ tấm bé dần thay đổi hoàn toàn theo ý cha, dốc lòng lo toan cho bố với suy nghĩ “đàn ông lo việc lớn, lười lo cho bản thân, nên con gái cần chăm sóc”.
Còn bà, hai lần sốt cao 40 độ tự vò võ gọi xe ôm một mình vào viện. Bác sĩ cấp cứu ngạc nhiên hỏi: “Chồng bà đâu, con bà đâu”? Bà ứa nước mắt “Tôi có một mình, bác sĩ cứ cứu tôi đi”.
Mẹ già chẳng được nghỉ ngơi vì lo con trở thành gái ế.
Vì sao con gái hay lặp lại cuộc đời của mẹ?
Con gái còn bảo sẽ tìm người đàn ông lớn tuổi, và giỏi giang, tình cảm như bố, có cơ đồ sáng sủa để lấy làm chồng. Không như mẹ, chỉ biết ru rú trong nhà, không có công danh sự nghiệp gì cả.
Bà chết lặng với ý nghĩ của con, muốn gào lên: “Con ơi, tấm chồng bỏ mặc vợ con để vui thú, nhậu nhẹt thỏa mãn đam mê riêng mình như cha thì cuộc đời con sẽ lặp lại khốn khổ như cuộc đời mẹ”. Nhiều lần bà ngửa mặt kêu trời hỏi vì sao mình hết lòng chu toàn cho chồng, con, cho gia đình mà vẫn khổ vì chồng?
Tới khi gặp bà Minh Tú (giảng viên về khoa học thiền định – PSSA Việt Nam), câu hỏi của bà mới được giải đáp. Theo đó, khi cha mẹ bất hòa sẽ mất đi sự kết nối, giữa họ tạo ra “lỗ hổng” để con cái xen vào. Họ vẫn ở với nhau vì những đứa con. Nhưng một trong những đứa con sẽ bị hút vào “lỗ hổng” đó.
Bà Minh Tú chia sẻ, theo tự nhiên, con gái được bố thương nhiều hơn. Còn theo quy luật năng lượng thì con gái bị thu hút về với cha. Ở khoảng trống đó, người chồng không đầy đủ năng lượng nên sẽ đối xử với con gái như cô công chúa bé bỏng.
Newton Kondaveti - bác sĩ y khoa nổi tiếng của Ấn Độ đã giải thích rằng, khi người bố không quan tâm tới mẹ nữa, thì con gái trở thành mối quan tâm hàng đầu với bố. Người cha sẽ khiến con gái yêu bố mình vô cùng.
Hậu quả sẽ là: Khi con gái trưởng thành, về năng lượng nó vô cùng trung thành với bố, nên rất khó có những mối quan hệ thành công với những người đàn ông khác. Cô ấy có thể xinh đẹp, giỏi giang, có thể hấp dẫn rất nhiều đàn ông, nhưng vẫn có thể ế chồng. Đó là vì trong vô thức cô ấy đã có ý nghĩ, nếu có quan hệ tốt với đàn ông là sẽ phản bội bố mình.
Nếu lấy được chồng, chưa chắc cô ấy đã có hạnh phúc, bởi trong tiềm thức cô ấy đi... tìm bố, chứ không phải tìm chồng. Đặc biệt chẳng may người bố chết sớm, thì từ trong vô thức cô ấy luôn khao khát tìm bố trong những người đàn ông, và cô ấy chỉ thích những người đàn ông cư xử với mình như với con gái.
Uyển Hương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét