4 thứ tuyệt đối không nợ trong đời (2): Sống tốt không phải ở chỗ hơn người

Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt thì sống có trách nhiệm là làm tròn những nghĩa vụ, bổn phận khi đứng ở bất cứ một vai trò nào đó trong cuộc đời. Nhưng trên thực tế hai từ trách nhiệm này, nhiều người đã cố tình và sợ hãi lảng tránh. Nhưng trong cuộc sống, nếu thiếu đi hai chữ trách nhiệm thì rất nhiều việc sai lầm sẽ nối tiếp diễn ra trong cuộc đời mình.

Theo giáo lý nhà Phật, trong cuộc sống, mỗi chúng ta thường phải thực hiện nhiều vai trò, trách nhiệm một lúc. Trách nhiệm làm cha, làm mẹ; trách nhiệm làm con, trách nhiệm làm vợ, làm chồng; trách nhiệm của một công dân… Đã gọi là trách nhiệm thì chúng ta thường có nghĩa vụ phải hoàn thành. Nếu không hoàn thành, chúng ta sẽ mắc nợ. Cũng giống như nợ tiền bạc, món nợ trách nhiệm khi phải trả, chúng ta thường phải trả nhiều hơn, thậm chí là gấp đôi, gấp 3 lần…

Trong cuộc sống, mỗi người sinh ra vốn đã nhận lãnh rất nhiều vai trò khác nhau. Cuộc sống mà chúng ta đang sống được ví giống như một vở kịch lớn, mà trong vở kịch đó mỗi người đảm nhận một vai diễn khác nhau như là bố, là mẹ, là anh, là chị, là em, là con, là cháu….Và từng vai diễn lại có những nghĩa vụ và trách nhiệm khác nhau.

Ví dụ là một người con bạn phải có trách nhiệm hiếu kính, chăm sóc ông bà, cha mẹ, những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng bạn, tuyệt đối không được rũ bỏ trách nhiệm này hay nói cách khác đó là món nợ trách nhiệm của người làm con đối với bậc sinh thành mà bạn cần phải trả.

Nếu làm cha, làm mẹ thì trách nhiệm của cha mẹ là nuôi con lớn lên và dạy con thành người.

Nếu làm vợ, làm chồng thì chúng ta có trách nhiệm yêu thương, tôn trọng, chung thủy và gánh vác gia đình.

Nếu là anh chị em ruột thịt trong một nhà, ta phải có trách nhiệm yêu thương, nâng đỡ “chị ngã, em nâng” trong cuộc đời.

 Chúng ta thường phải đảm nhận nhiều nhiều vai trò, trách nhiệm một lúc trong cuộc đời. Ảnh minh họa

Chúng ta thường phải đảm nhận nhiều nhiều vai trò, trách nhiệm một lúc trong cuộc đời. Ảnh minh họa

Ngoài những trách nhiệm trong các mối quan hệ tình thân thì chúng ta còn phải có trách nhiệm trong công việc của mình, trách nhiệm công dân của mình đối với xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp…

Trong hàng tá những trách nhiệm trên, có lẽ trách nhiệm làm cha, làm mẹ là quan trọng vào bậc nhất, bởi cha mẹ là mắt xích quan trọng để lại sự kế thừa cho tương lai của gia đình, dòng họ, đất nước và cả nhân loại.

Sự thiêng liêng không chỉ đơn thuần nằm ở mối quan hệ di truyền và huyết thống, mà đó còn là tất cả tình người, tính giáo dục, đạo đức của hai thế hệ, trước và sau, thế hệ sinh và thế hệ được sinh ra.

Vai trò của các bậc cha mẹ không chỉ là yêu thương con cái mang tính bản năng mà còn phải có trách nhiệm nuôi nấng con cái về thể chất, bằng đạo đức và lòng yêu thương chân chính. Họ phải có bổn phận không dạy con làm các điều ác, không nuông chiều con cái, không để chúng có cơ hội đi vào con đường tội lỗi.

Bởi làm cha mẹ không chỉ nuôi con lớn mà còn phải dạy con làm người. Nếu không biết dạy con tránh xa tội ác thì việc sinh đứa con ra sẽ trở thành chướng ngại cho đời sống gia đình và xã hội. Và như vậy, làm cha mẹ như vậy là chưa tròn trách nhiệm, là ta đang mắc một món nợ lớn với đứa con và với cuộc đời.

Món nợ đó có thể đến đời sau ta mới phải trả nhưng cũng có thể phải trả ngay trong đời này.

Nhìn vào thực tế nhỡn tiền những người con cho thấy, có những người làm cha làm mẹ đã phải trả món nợ trách nhiệm này một cách chật vật, đau đớn vào cuối đời. Có những bậc cha mẹ vì không hoàn thành trách nhiệm làm cha làm mẹ của mình nên cuối đời họ phải trả quả báo rất nặng nề, đau khổ. Có những đứa con nghiện ngập phá tan tành gia sản của bố mẹ. Những đứa con vì không được giáo dục đúng đắn, về sau trở thành tội phạm giết người, buôn lậu, tham nhũng, trộm cướp…

Khi có những đứa con như vậy, những người làm bố làm mẹ dù có chết cũng không thể “nhắm mắt, xuôi tay” được. Họ thường sống những ngày cuối đời thiếu thanh thản. Và đó là nỗi cơ cực nhất của đời người.

Do vậy, nhà Phật khuyên rằng, sống trong cuộc đời, khi ta nhận lãnh vai trò gì thì nên làm tốt vai trò đó. Làm cha làm mẹ không chỉ có trách nhiệm sinh đứa con mà còn phải có trách nhiệm nuôi, dạy nó cả cuộc đời.

Cũng như vậy, khi ta làm quan ta có trách nhiệm của người làm quan. Khi ta làm dân, ta có trách nhiệm của người dân. Trong một ván cờ, xe có vai trò của xe, pháo có vai trò của pháo, tướng có vai trò của tướng, tốt có vai trò của tốt. Thiếu một con tốt, ván cờ đó không thành.

 Trách nhiệm của người làm tướng thường là rất nặng nề. Ảnh minh họa

Trách nhiệm của người làm "tướng" thường là rất nặng nề. Ảnh minh họa

Cũng như vậy trong một cơ quan, một tổ chức, một đất nước, ai cũng có vai trò tối quan trọng và phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành. Sống tốt không phải là cố vươn lên cho hơn người khác mà chính là hoàn thành trách nhiệm của chính mình. Bởi như Đức Phật đã nói “Chiến thắng lớn nhất chính là chiến thắng chính bản thân mình” vậy.

Bởi vậy mà nhà Phật khuyên rằng, khi sinh ra trong cuộc đời, chúng ta không nên nợ cuộc đời món nợ…trách nhiệm này.

Mạc Vi

Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét