Về món nợ thứ nhất là tiền bạc. Theo lẽ tự nhiên, có vay thì có trả. Khi ta vay ai một món tiền nghĩa là ta đang nhận ở người đó một món nợ không chỉ đơn thuần là vật chất mà còn là ân nghĩa.
Thế nhưng ở đời, nhiều người vay tiền không muốn trả. Có người “xù nợ”, có người trả nợ nhưng lại mang niềm oán giận người cho vay. Theo các vị giảng sư, đó là cách họ đang gieo nghiệp nghèo cho mình mà không hề hay biết.
Tiến làm nghề kinh doanh bất động sản ở Hà Nội vốn xuất thân là một người khá giả. Anh được thừa hưởng khối tài sản lớn của bố mẹ để lại nên bắt đầu lập nghiệp kinh doanh bất động sản một cách thuận lợi.
Thế nhưng chỉ sau 10 năm lấy vợ và làm người giàu có, sự nghiệp của Tiến càng ngày càng xuống dốc. Bao nhiêu đất đai mà Tiến tậu được cuối cùng phải bán hết vì nợ nần.
Theo nhà Phật, sợ nợ cũng là đạo đức. Ảnh minh họa
Chẳng là trong quá trình làm ăn, Tiến thường vay rất nhiều người, cả ngân hàng cũng như anh em bạn bè và bất cứ ai mà Tiến gặp. Tiến ở nhà biệt thự, đi xe sang nhưng lạ là khi có cơ hội vay được tiền của ai là Tiến vay. Lúc vay, Tiến đều hứa là 1 tháng hoặc 2 tháng sau sẽ trả. Nhưng đến ngày hẹn trả, Tiến viện đủ lý do để khất nợ.
Khi đòi quá thì Tiến sẽ tránh mặt, không trả lời điện thoại, thậm chí còn dùng kế “cả vú l ấp miệng em” rằng “đừng có mà dồn tôi đến chân tường” hoặc dùng kế hoãn binh: “Yên tâm đi, một tuần sau tôi trả không thiếu một đồng. Anh em với nhau, vay mấy đồng bạc mà cứ làm như là chết đến nơi”… Thế nhưng đến một tuần sau đó, Tiến lại lờ đi như chưa bao giờ có chuyện vay mượn xảy ra…
Hầu hết những người cho Tiến vay tiền đều đã có mối quan hệ rất thân tình, tốt đẹp với anh. Nhiều người vì cho Tiến vay tiền mà mất thời gian đi hỏi nợ, mất cả ăn cả ngủ vì ức chế, vợ chồng mất hòa thuận vì trách móc lẫn nhau khi cho Tiến vay tiền.
Tiến cũng từng kiếm được bộn tiền nhờ buôn bán bất động sản. Thế nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, Tiến không làm ăn gì được với nghề này. Bao nhiêu đất của Tiến đều bị các chủ nợ “thu hồi”. Đến ngôi nhà vợ chồng Tiến ở cũng bị ngân hàng xiết nợ. Hiện, Tiến đang phải ra phụ vợ bán hàng ăn để kiếm sống hàng ngày.
Vay nợ không muốn trả là một cách gieo nghiệp nghèo khó. Ảnh minh họa
Trường hợp thích “nợ”, vay nợ không muốn trả như của Tiến không hề hiếm. Chỉ cần tra google cụm từ “vay tiền không trả”, bạn sẽ tìm ra hàng loạt những câu hỏi gửi luật sư của các “chủ nợ” là nạn nhân của những “con nợ” vay tiền không muốn trả kiểu này.
Thượng toạ Thích Chân Quang, trong bài pháp âm Nhân quả Giàu – Nghèo, giải thích về vấn đề nhân quả giàu nghèo trong bài pháp âm nhân quả giàu nghèo như sau: Giàu là do siêng năng giúp đỡ, bố thí người khác. Nghèo là do hà tiện, bỏn xẻn, ích kỷ, không chịu bố thí.
Theo lời giải thích này thì hành vi “vay tiền không trả”, hoặc “vay tiền không muốn trả” là một biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. Chiếu theo luật nhân quả trong đạo Phật thì hành vi đó chính là cách gieo nghiệp nghèo hèn cho mình. Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho những đời sau.
Không chỉ gieo nghiệp nghèo vì tâm ích kỷ mà còn gieo cả nghiệp gian truân trong đời vì tâm tráo trở như đã phân tích ở trên.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Lê (Trung Ương Đoàn TNCSHCM) cũng cho rằng, tốt nhất trên cuộc đời không nên nợ cái gì. Khi ta nợ ai đó một cái gì thì ta đang tự khoác lên cuộc đời mình một gánh nặng.
Về vấn đề nợ tiền bạc cũng như vậy, bất đắc dĩ thì mới phải đi vay. Người có đạo đức họ sẽ ăn không ngon ngủ không yên khi chưa trả được nợ. Còn người thiếu đạo đức thì thường họ không có cảm giác đó. Ngược lại với họ, vay được là mừng, còn không cần biết là khi nào sẽ trả. Khi nào người khác đòi nợ thì họ sẽ chây ì mặc cho “ân nhân” của mình đau khổ, tức giận thế nào.
Theo các chuyên gia, người sợ nợ vì thế cũng là người có đạo đức. Bởi nợ nào thì cũng phải trả, không trả cách này thì sẽ phải trả bằng cách khác. Bởi nhân quả không loại trừ ai.
Dân gian có câu nói truyền miệng rất hay đó là “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Câu này có ý nghĩa là dù yêu quý nhau đến cỡ nào thì vẫn nên minh bạch trong vấn đề tiền bạc. Tiền bạc là mồ hôi, là công sức lao động của mỗi người. Nếu vì yêu quý nhau, thân thiết nhau mà lợi dụng tiền bạc của nhau thì đến một ngày tình cảm cũng sẽ sứt mẻ
. Ngay cả anh em ruột thịt thì vẫn cần phải rõ ràng về vấn đề tế nhị này. Khoản nào vay thì rõ là vay và cần phải trả với tấm lòng biết ơn. Khoản nào cho, biếu hay tặng thì người cho không nên đòi người nhận một ngày nào đó trả ơn mà hãy vô tư theo cách “cho đi hạnh phúc chính là mang lại hạnh phúc cho mình”.
Nhưng đó là phía người cho. Còn phía người nhận thì bắt buộc không bao giờ được quên ân tình đó. Bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà đó là món nợ ân nghĩa.
Mạc Vi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét