Chuyện ít biết về những gia đình “có một không hai” ở Việt Nam

Gia đình sinh 5 hy hữu

Ngày 17/3/2013, lần đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Từ Dũ – TP.HCM đã đỡ thành công ca sinh năm đầu tiên ở Việt Nam. Sản phụ Lê Huỳnh Anh Thư ở quận 5 (TP.HCM) đã sinh 5 em bé gồm ba trai, hai gái lần lượt có cân nặng 2kg, 1,8kg,1,5kg và hai bé 1,3kg. Được biết, sản phụ Lê Huỳnh Anh Thư mang thai theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, lúc sinh thai nhi đã được 33,5 tuần.

Cho đến giờ đây có thể coi là gia đình đặc biệt ở Việt Nam. Gia đình đặt họ và chữ lót các bé là Nguyễn Lê Quách Thế, còn tên thì gắn vào lần lượt theo tứ tự từ lớn đến bé. Ba trai là Huynh, Đệ, Lộc còn 2 gái là Phượng, Muổi.

 5 bé được chào đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

5 bé được chào đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

Từ khi 5 bé chào đời, chị Thư nghỉ việc để chăm sóc con. Nhà 9 miệng ăn chỉ trông vào công việc lái taxi của chồng, lương khoảng 6 triệu đồng/tháng. Công việc với 5 đứa trẻ cứ “quay cuồng” suốt cả năm trời. Mỗi ngày trời vừa mờ sáng chị là 2 mẹ con chị Thư đã dậy lo việc pha sữa, thay tã, giặt giũ; chị Thư cho các con bú, ngủ... rồi chuẩn bị thức ăn, trông chừng con…suốt từ trưa chiều đến tận tối khuya. Nuôi 5 đứa con, kinh tế gia đình thêm khốn khó, anh chị chỉ gửi được ba đứa đến nhà trẻ, còn lại chị và bà nội chúng thay nhau chăm.

Mặc dù cuộc sống gia đình vất vả nhưng bà nội các bé vui mừng cho biết, hầu hết các bé sức khỏe đều bình thường, phát triển rất tốt, không có bệnh tật gì đáng kể.

Gia đình nhiều giáo sư, phó giáo sư

 Những người con trai tài giỏi của cố GS Nguyễn Lân

Những người con trai tài giỏi của cố GS Nguyễn Lân

Một gia đình đặc biệt có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ như gia đình cố giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân quả thật là hiếm có. Họ đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của đất nước.

GS.TSKH - nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất (người con cả của giáo sư Nguyễn Lân): Người Việt Nam đầu tiên được cựu tổng thống Nga Vladimir Putin phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga năm 2001, hiện đang giảng dạy tại Nhạc viện Novosibirsk, Nga.

TS Nguyễn Tề Chỉnh (người con thứ hai): Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng (người con thứ ba): Một trong những nhà khoa học đầu ngành vi sinh vật học, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học; đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường (người con thứ tư): Nghiên cứu viên cao cấp, chuyên gia đầu đàn của bộ môn cổ nhân học; Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, giảng viên Khoa Lịch sử - Đại học Quốc gia Hà Nội.

GS.TS Nguyễn Lân Hùng (người con thứ năm): Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Lân Tráng (người con thứ sáu): Giảng viên Bộ môn Hệ thống điện - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

GS.TS.TTND Nguyễn Lân Việt (người con thứ bảy): Viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Lân Trung (người con út): Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Ngoài những người con trai đều là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thì gia đình của cố GS Nguyễn Lân cũng có nhiều con rể, con dâu và các đời cháu con là những trí thức có uy tín trong xã hội. Tính đến 3 đời, con trai con gái, dâu rể, các cháu, gia đình Nguyễn Lân có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Đại gia đình nhà Nguyễn Lân vẫn gìn giữ nền nếp gia phong, kính trên nhường dưới, anh em yêu quý nhau cho đến giờ.

Đại gia đình ở biệt thự, ăn cơm tập thể

Trong xã hội hiện nay, không ít người e ngại khi phải sống cùng một nhà với ông bà, cha mẹ, anh, em vì khoảng cách thế hệ, nếp sống và suy nghĩ khác nhau. Tuy nhiên, điều đó không đúng với tất cả. Đại gia đình ông Nguyễn Văn Giáo (75 tuổi) ở xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có bốn thế hệ cùng chung sống hạnh phúc, hòa thuận dưới một mái nhà với gần 30 con người.

Khu nhà của ông Giáo gồm 5 căn biệt thự chung nhau một cái sân không có vách ngăn. Toàn bộ số tiền thu được từ nguồn làm nông nghiệp, làm mộc, kinh doanh… của tất cả các thành viên đều được rót về một túi và họ ăn chung một nồi.

Gia đình ông cũng thành lập công ty riêng, bốn anh em đều làm chung ở công ty, chỉ có anh trai cả làm trong quân đội. Mọi người đều rất bận với công việc nhưng khi về đến gia đình, ai nấy đều tự giác tham gia việc nhà khiến cho đại gia đình lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười nói.

Việc duy trì được nếp sống gia đình nhiều thế hệ hiện nay như gia đình ông Giáo là rất đáng quý, thể hiện nét đẹp, tình đoàn kết, yêu thương, giá trị truyền thống của gia đình. Đồng thời, mỗi người đều có điều kiện giúp đỡ, chia sẻ về vật chất, tinh thần và nương tựa vào nhau.

Gia đình lùn nhất Việt Nam

Đó là gia đình ông Lưu Qươn, thôn Bà Rén, xã Quế Xuân I, huyện Quế Sơn - Quảng Nam. Gia đình ông có 8 thành viên, người nào cũng bị chứng lùn, thấp lè tè. Người cao nhất là bà Phạm Thị Điển (83 tuổi, vợ ông Qươn) cũng chỉ cao được 1,33m. Các con ông là Lưu Quạng (57 tuổi) cao 1,3m, Lưu Trịnh (47 tuổi) cao 1,29m, Lưu Tám (39 tuổi) cao 1,27m, Lưu Mười (37 tuổi) cao 1,25m, Lưu Hai (36 tuổi) cao 1,1m, con gái út là Lưu Thị Hoa (34 tuổi) cao 1,1m. Ông Lưu Qươn (83 tuổi) là người thấp nhất, chỉ cao 1,08m, hai chân lại bị tật bẩm sinh.

Bao năm qua, để mưu sinh tồn tại đối với gia đình ông Lưu Quơn là điều đặc biệt khó khăn. Trước đây, để có bữa ăn đủ no, bà Điển phải dậy từ mờ sáng ra chợ Bà Rén kiếm tiền bằng nghề bồng heo thuê. Còn ông Quơn cùng các con phải còng lưng khuân vác hoặc kéo xe vận chuyển các loại hàng hóa, vật liệu xây dựng, phân bón cho người dân trong xã.

Hà My (th)

Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét