Thâm cung bí sử (88 - 7): Ly hôn là giải thoát

Chuyện trưa hôm nay không phải là lần đầu. Hai người không yêu nhau tại sao không ly hôn để giải phóng cho nhau. Thú thật với chị là tôi đã có thai với anh Kỳ rồi”. “Cô bảo anh ấy viết đơn đi, tôi sẽ ký ngay”. “Đó là chị nói đấy nhé”. “Đúng là tôi nói và tôi nói được làm được”.

Tôi chờ đợi để ký ngay vào đơn ly hôn. Nhưng một tháng đã trôi qua mà Kỳ vẫn chưa đưa đơn để tôi ký. Tôi gặp Kỳ hỏi: “Tại sao anh không viết đơn ly hôn?”. “Với tôi, vợ và con chỉ thêm chứ không bớt”. “Nhưng anh đã ăn nằm với người ta và cô ấy đã có thai với anh rồi. Cô ấy đề nghị tôi ly hôn để hai người được sống chung với nhau hoàn toàn hợp pháp”. “Đó là cô ấy nói chứ tôi không nói như thế”. “Nhưng không thể kéo dài tình trạng này được. Nếu anh không viết đơn thì tôi viết”. “Thì cô viết đi. Tôi sẽ ký ngay. Nhưng tôi nói trước là cô phải ra đi tay không, đừng hòng chia tài sản và cũng không có chuyện đền bù tuổi xuân đâu”. “Thì ra anh chỉ sợ mất tiền. Hèn thế. Tôi không cần chút tài sản nào của anh hết”. Ngay lúc đó tôi viết đơn ly hôn. Kỳ đọc kỹ lá đơn rồi hỏi tôi: “Còn chuyện nuôi con thì sao?”. “Tất nhiên là tôi sẽ nuôi con. Hạng người như anh không thể nuôi con tử tế được”. “Vậy hàng tháng tôi phải đóng bao nhiêu tiền để nuôi con?”. “Tôi không cần một xu nào của anh”. “Vậy thì tôi sẽ ký, nhưng cô phải viết cả điều này vào đơn nữa”. Đương nhiên là tôi viết. Người tôi còn vứt bỏ thì tiền tôi cần làm gì.

Hai tuần sau khi tôi đưa đơn ra tòa án huyện, bà thẩm phán gửi giấy mời tôi: “Theo quy tắc xét xử các vụ ly hôn của ngành tòa án thì phải qua ba lần hòa giải, nếu cả ba lần hòa giải đều không thành tòa mới quyết định cho ly hôn. Và hôm nay là lần hòa giải thứ nhất”. Tôi kể lại rất thành thật cuộc hôn nhân của tôi với Kỳ. Nghe xong, bà thẩm phán nói: “Trong trường hợp của chị, lẽ ra tòa không cần phải hòa giải nữa. Nhưng tôi vẫn phải làm đúng quy tắc, vì trên thực tế đến lần hòa giải cuối cùng, nhiều người đã nghĩ lại và xin rút đơn”. Nhưng tôi thì không hề có chuyện xin rút đơn. Tôi bỏ Kỳ, coi như bỏ đi một cái ung nhọt. Và phiên tòa xử ly hôn đã diễn ra rất nhanh. Tôi ra về lòng nhẹ tênh. Thoa nói với tôi: “Thế là xong. Vứt bỏ đi cho nhẹ nợ”. Tuy nhiên, tôi vẫn biết thân phận của mình. Tôi là gái nạ dòng, nhưng mới 30 tuổi. Tôi có thể sống như thế này cho hết cuộc đời được không? Nếu kết hôn lần thứ 2 thì sao? Chắc chắn người đến với tôi sẽ là trường hợp đàn ông đứt gánh nửa đường hoặc cũng đã qua một vài lần ly hôn. Rổ rá cạp lại liệu có bền chặt không. Tình trạng con anh, con tôi, con chúng ta liệu gia đình có yên ấm không. Những câu hỏi đó cứ hiện lên trong đầu tôi. Và, đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh. Rất may là tôi có xưởng lụa và có mấy người bạn thân, cùng làm, cùng ăn, cùng giải quyết mọi việc nên tôi không cảm thấy chênh vênh.

(Còn nữa)

Khánh Hoàng

Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét